Ads

Loading...

Đồ hình

Đồ hình

Diện chẩn 2

Đồ hình

Thầy Bùi Quốc Châu

GSTS Bùi Quốc Châu, người phát minh ra phương pháp Diện Chẩn

Logo chính thức của Diện Chẩn

Diện chẩn Điều khiển liệu pháp

Chữa bệnh bằng đồ hình

Diện Chẩn điều khiển liệu pháp – phương pháp chữa bệnh đặc thù, độc đáo của Việt Nam do thầy Bùi Quốc Châu pháp minh ra từ năm 1980

Tuesday, July 28, 2015

Chữa bệnh Tiểu đường bằng Diện Chẩn

Giới thiệu với các bạn cách chữa bệnh tiểu đường bằng Diện chẩn do thầy Huỳnh Văn Phích giảng:


Saturday, July 5, 2014

Theo dõi cách chữa bệnh ung thư bằng máy đo áp huyết và đo đường để biết sẽ khỏi bệnh hay sẽ chết.

CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc giới  thiệu với các bạn bài viết của Bác sĩ Đỗ Đức Ngọc về cách chữa khỏi các bệnh ung thư bằng khí công y đạo. (Bài đăng trên trang: http://khicongydaovietnam.wordpress.com)
Máy đo áp huyết và máy đo đường chính là máy đo tình trạng khí và huyết hoạt động trong cơ thể của mỗi người. Nếu bắt mạch để biết tình trạng khí huyết bệnh theo lý thuyết đông y thì rất khó, không phải là thầy thuốc đông y có nhiều kinh nghiệm cũng không thể nào biết chính xác được như máy đo áp huyết và máy đo đường của tây y mà ai cũng có thể sử dụng dễ dàng để biết tình trạng bệnh của mình, dựa theo tiêu chuẩn tuổi của ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo :
Về đường-huyết : tiêu chuẩn từ 6.0-8.0mmol/l =100-140mg/dL khi bụng đói.
Tiêu chuẩn 8.0-12.0mmol/l=140-200mg/dL khi bụng no sau khi ăn, sau 4 tiếng đường-huyết trở lại tiêu chuẩn khi bụng đói là đuờng do thức ăn đưỡc chuyển hóa tốt, không bị dư đường trong mỡ sinh ra bưóu .
Muốn biết dư đưòng trong mỡ, khi thử đường ở ngón tay thí dụ là 6.0mmol/l. Dùng máy massage làm rung nơi rốn 10 phút cho tan mỡ bụng, đo lại đường trên ngón tay sẽ thấy đưòng huyết tăng lên là 8.0-10.0mmol/l, là dư đường trong mỡ không chuyển hóa vào máu hết, sẽ tạo ra bướu mỡ cứng nổi hòn cục trong bụng cũng gây ra bệnh ung thư.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Các con số đo được đối với đông y có ý nghĩa theo tây y và theo đông y như sau :
  • Số đầu là số Tâm Thu, tim co bóp đẩy máu đỏ ra khỏi tim đi tuần hoàn khắp cơ thể, đông y gọi là Khí lực.
  • Số thứ hai là số Tâm Trương, tim mở lớn để hút máu đen vào tim, đông y gọi là lượng máu qua tim, gọi tắt là Huyết.
  • Số thứ ba là nhịp tim đập trong 1 phút, nếu đập nhanh thì đông y gọi là nhiệt, đập chậm, dông y gọi là Hàn, nên nhịp tim chỉ về hàn hay nhiệt liên quan đến lượng đường trong máu.
Như vậy đông y nhờ máy đo áp huyết và máy đo đường, biết được tình trạng khí huyết chạy trong cơ thể mỗi người để tìm ra bệnh so với tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi như
Khí lực hư hay thực/Máu dư hay thiếu/đường dư hay thiếu làm người nóng hay lạnh.
Nếu áp huyết của mọi người đều nằm trong tiêu chuẩn tuổi của mình thì cả đông tây y khám thấy tốt không có bệnh.
Nếu áp huyết lọt ra ngoài tiêu chuẩn cao hay thấp so với tuổi thì cơ thể đang có bệnh.
A- Sáu (6) loại áp huyết của bệnh ung thư :
Riêng về các bệnh ung thư thường có 6 loại áp huyết sau đây, xếp loại theo tên gọi của đông y :
Trường hợp 1-Khí-huyết suy nhược gây ung thư.
Áp huyết thường 80/50mmHg mạch 50
Số tâm thu 80 chỉ khí lực yếu, số tâm trương 50 là thiếu máu chạy qua tim, mạch 50 là cơ thể lạnh.
Trường hợp 2- Khí-huyết qúa dư thừa gây ung thư :
Áp huyết thường 180-220/120mmHg nhịp tim 120 dù có uống thuốc hạ áp huyết cũng không xuống.
Số tâm thu trên 180 qúa cao chỉ Khí lực tắc nghẽn không thông, nên uống thuốc cũng không thay đổi làm cho khí xuống. Số tâm trương 120 dư máu làm ứ máu tích tụ gây ra khối u cholesterol, khối u mỡ, khối u do huyết ứ bầm huyết, khối u nước… chia ra khối u lành tính hay ác tính. Nhịp tim 120 là qúa nhanh, người lúc nào cũng nóng như sốt mà không do vi trùng, virus, không do máu nhiễm trùng.
Trường hợp 3 : Bệnh khí-huyết hư giả thực
Áp huyết thuờng 130-140/55mmHg nhịp tim 120 người lạnh chân tay lạnh.
Số tâm thu 130-140 chỉ khí lực tốt, đây là truờng hợp bệnh hư nhuợc chuyển sang cấp tính mệt như suyễn khó thở như muốn đứt hơi, số tâm trương 55 là cơ thể thiếu máu, mà khí mạnh đẩy máu rất nhanh làm nhịp tim nhanh 120 thay vì nóng ra ngoài tay chân, nhưng vì lượng máu không đủ ra ngoài tay chân, nên chỉ nóng bên trong nội tạng, môi lưỡi khô nóng đỏ, nhưng ngoài da lạnh phải mặc áo ấm, không ăn không ngủ không thở được.
Trường hợp 4 : Bệnh khí huyết thực giả hư
Áp huyết thường 80/100mmHg nhịp tim 70
Số tâm thu 80 chỉ khí lực hư yếu, nhưng số tâm trương 100 dư máu, nhịp tim bình thường không nóng không lạnh, cơ thề có nhiều khối u do ứ huyết.
Trường hợp 5 : Bệnh hàn giả nhiệt
Áp huyết thường 80/50mmHg nhịp tim 50 giống trường hợp 1 người lạnh, thì trường hợp này người rất nóng như sốt, đông y gọi là mạch đi nghịch do dư đường trong máu không đủ khí lực chuyển hóa đường, nếu đo đường-huyết thì lại qúa cao trên 12.0mmol/l nghịch với mạch 50.
Trường hợp 6 : Bệnh nhiệt giả hàn .
Áp huyết thường 120/50mmHg nhịp tim 110
Số tâm thu 120 tưởng là tốt, nhưng thiếu máu qua tim nên số tâm trương 50, nhịp tim 110, người bị nóng sốt nhưng chân tay lạnh, tây y tìm không ra vi trùng virus hay máu nhiễm trùng, đông y gọi là mạch đi nghịch do thiếu đường, nếu đo đường-huyết thì thấp dưới 5.0mmol/l nghịch với mạnh 110.
B- Cách chữa ung thư theo tây y và đông y :
Trong 6 trường hợp bệnh ung thư trên, tây y chỉ có phương pháp chữa là bỏ đói tế bào có nghĩa là bỏ đói bệnh nhân, và tìm những loại thuốc mạnh tiêu diệt cả tế bào ung thư cũng như tế bào lành, mà không để ý đến tình trạng khí huyết của cơ thể bệnh nhân, nếu bệnh nhân đủ sức chịu đựng trong qúa trình trị liệu thì sống, còn không, cơ thể bị suy nhược mất sức không chịu nổi thì chết
Đối với đông y thời nay cũng theo chiều hướng tây y không chú trọng đến khí huyết, mà chỉ tìm những vị thuốc đặc trị tiêu diệt tế bào ung thư như thuốc của Nhật Fucoidan, thuốc Đại Hàn, dược thảo, Canh Dưỡng sinh, nấm Linh Chi, Bán Liên chi, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Củ Nghệ, Alovera, Lá Đu đủ, Lá Sả… hoặc có những toa thuốc đắt tiền, có những loại lá cây rè tiền. Có nhiều người dùng nó mà khỏi bệnh muốn phổ biến cho mọi người để tạo phước đức, nhưng có nhiều người dùng nó thì mau chết, gây hoang mang cho người bệnh không biết đúng hay sai, khiến cho tây y bài bác.
C- Hướng dẫn cách tự chữa bệnh ung thư đơn giản hiệu nghiệm.
Chúng ta chỉ cần nhớ rằng máy đo áp huyết và máy đo đường là 2 bác sĩ giỏi nhất thế giới theo dõi tình trạng khí và huyết của chúng ta mỗi ngày để biết sự thay đổi của 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần do chúng ta ăn uống, thuốc men và tập luyện mỗi ngày để phục hồi sức khỏe đúng hay sai, để kịp thời điều chỉnh cho áp huyết trở lại bình thường thì khỏi bệnh.
Điều chỉnh 3 số đo áp huyết có nghĩa là :
Khí lực phải do tập luyện khí công để cơ thể có nhiều oxy nuôi tế bào lành, phục hồi tế bào bệnh hay loại bỏ tế bào bệnh.
Tinh là thức ăn, thuốc uống để bổ máu, đủ lượng máu đỏ đi nuôi các tế bào khỏe tăng cường hệ miễn nhiễm, phục hồi tế bào yếu bệnh.
Tinh là thức ăn chúng ta cũng cần biết đến Tính-Khí-Vị của mỗi loại thức ăn như :
Tính chất của thức ăn làm thay đổi nhịp tim làm cơ thể thay đổi hàn nhiệt, nếu cơ thể hàn nhịp tim chậm thì phải ăn những thức ăn tăng nhiệt như quế tăng nhiệt cho tim, gừng làm ấm bao tử, ớt làm ấm phổi, tiêu làm ấm thận
Khí của thức ăn là loại khí nào, như khí thăng lên đầu làm tăng khí lực, làm giáng khí lực, làm xuất mồ hôi, làm liễm cầm giữ không cho khí thoát, như gừng cầm giữ khí không cho nôn mửa hay tiêu chảy mất nuớc, khí hạ là làm tiêu tiểu dễ dàng.
Vị của thức ăn là vị mặn, ngọt, chua, cay hay đắng, vì vị của thức ăn rất cần để dẫn tính và khí của thức ăn đến nơi nào cần thiết hơn để chữa bệnh, như vị ngọt vào tỳ vị, vị cay vào phế, vị mặn vào thận, vị chua vào gan, vị đắng vào tim.
Chỉ nhờ vào 3 tính chất của thức ăn thuốc uống hay cây cỏ để chữa bệnh mà mọi người không biết cách áp dụng đúng khi dùng dược thảo, cây cỏ nên có người được khỏi bệnh có người bị chết, thí dụ như lá sả tính nhiệt, khí thăng, vị cay ấm chỉ dùng chữa những bệnh ung thư có tính hàn.
Lá đu đủ có tính hàn, khí giáng hạ, vị đắng làm hạ áp huyết, làm mất nhiệt, giúp tiêu chảy tống độc làm mềm khối u chỉ chữa những loại ung thư có tính nhiệt.
Tuy nhiên có nhiều vị thuốc hỗn hợp từ cây cỏ, chúng ta không thể biết tính-khí-vị như Canh Dưỡng Sinh, mới uống thì hàn sau thì tăng nhiệt, cơ thể cứ tăng dần lên 1 độ C.
Ngay cả cách ăn gạo lức để chữa ung thư, nó có tính nhiệt, hạ khí, tăng dương giảm âm, làm ốm người hạ áp huyết hạ đường chỉ hợp với người dư âm béo phì, cao áp huyết cao đường trong máu, lạm dụng gạo lức lâu ngày lại biến thành hư chứng càng thêm hư mau chết.
Tuy nhiên, mặc dù chúng ta không biết tính-khí-vị của bất cứ 1 vị thuốc chữa bệnh ung thư nào tốt hay xấu, công hiệu ra sao, nhưng may mắn chúng ta lúc nào cũng có 2 vị bác sĩ gia đình giỏi nhất thế giới có trong nhà mình chính là máy đo áp huyết và máy đo đường, khám bệnh theo dõi áp huyết để kiểm soát tình trạng khí huyết trong cơ thể của chúng ta mỗi ngày để biết chúng ta áp dụng Tinh-Khí-Thần có đúng không, nghĩa là thức ăn uống, thuốc men có phù hợp tốt cho tình trạng sức khỏe của mình không, khí do luyện tập có làm tăng hay giảm áp huyết, tăng oxy, tăng hồng cầu như mình muốn hay không.
Thần là thần sắc, sắc mặt có hồng hào tươi vui sáng đẹp hơn trước không, đi dứng có nhanh nhẹn không, tiếng nói to mạnh hơn không, mắt nhìn có thần không, tâm tình có vui vẻ không…
Do đó cách tự chữa ung thư cần phải dựa trên kết qủa ban đầu trước khi chữa nằm trong trường hợp nào, và trong qúa trình chữa, 3 con số áp huyết từ từ tăng lên hay giảm xuống lọt vào tiêu chuẩn cả 3 số khí lực đúng và đủ, huyết đúng và đủ, đường đúng và đủ. Nếu cả 3 yếu tố khí lực/ huyết/đường dư thừa hay thiếu thì chưa khỏi bệnh hoàn toàn.
Tây y chữa ung thư từ áp huyết thấp là bệnh hư chứng áp huyết thấp khoảng 80mmHg, khi áp huyết tụt thấp xuống 70mmHg thì bệnh nhân không còn khí huyết thì chết, nếu áp huyết tăng lên 100-105mmHg thì tây y cho biết là khỏi bệnh, vì không còn tìm thấy dấu vết tế bào ung thư, nhưng với khí lực còn thấp sẽ bị tái phát gọi là di căn.
Đông y không gọi là di căn, vì các tế bào giống như dân chúng trong 1 làng thiếu ăn vì đói, cứu được 1 xóm no đủ khỏi bệnh đói, nhưng những xóm khác vẫn chưa được cứu đói họ sẽ chết, thì không thể nói xóm trước bị đói đã chữa khỏi lại di căn cái đói sang xóm khác được.
Ngành Y Học Bổ Sung chú ý đến tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi, nên những bệnh nhân ung thư nhờ cách tự chữa bằng cách điều chỉnh thức ăn, thuốc uống, tập luyện khí công và theo dõi áp huyết và đường mỗi ngày cho áp huyết lọt vào tiêu chuẩn, như thiếu khí thì tập khí công để chuyẻn hóa thức ăn và đường, thiếu máu phải ăn thức ăn bổ máu hay uống thuốc bổ máu, hàn nhiệt thì phải thử đường-huyết trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l giữ thân nhiệt nhịp tim phù hợp, nên nhiều bệnh nhân theo học Khí Công Y Đạo trên mạng đã biết cách phòng ngừa bệnh ung thư, còn những người đã bị bệnh ung thư tây y chê, đã bị kết án tử hình còn sống được vài tuần, vài tháng, vài năm, họ đã không chịu bó tay chờ đầu hàng cái chết đến, nên họ đã tồn tại hơn 10 năm đến nay vì biết phương pháp tự cứu mình thoát chết nhờ vào cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần với 2 vị bác sĩ gia đình bằng cách đo áp huyết và đo đường mỗi ngày.
Hy vọng bài viết này giúp qúy vị biết cách phòng ngừa bệnh ung thư và phương pháp này có thể giúp cho qúy vị nào không may mắm đang bị bệnh ung thư có niềm tin tự chữa khỏi bệnh cho chính mình để thoát khỏi tay tử thần mà không tốn kém tiền bạc và thời gian chịu nhiều đau đớn tổn thương thân xác do bệnh ung thư hành hạ.
Nhớ rằng điều quan trọng là phải ăn uống và tập luyện, nếu chỉ dùng thuốc an thần và thuốc giảm đau chỉ là chờ chết, trong đau dớn mỏi mòn, chứ không phải là thuốc chữa bệnh làm tăng khí huyết.
Muốn khỏi đau cần phải bồ máu tập khí công bài Kéo Ép Gối sát bụng làm tăng khí chuyển hóa thức ăn và đường đi nuôi cơ thể sau mỗi bữa ăn 30 phút tập 100 lần từ từ nhẹ nhàng và tập nhiều lần cho cơ thể xuất mồ hôi, sẽ hết đau, sẽ đói bụng thèm ăn, tiêu hóa tốt, giải độc máu trong gan, tăng hồng cầu, tăng cường hệ miễn nhiễm, ăn ngủ ngon lên cân thần sắc hồng hào thì mau khỏi bệnh, đúng như câu :
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
Thân
doducngoc

Khí công y đạo: chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc giới thiệu với các bạn bài chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Đức Ngọc (Chưởng Môn Sáng Lập Khí Công Y Đạo Việt Nam) về bệnh đái tháo đường và cách chữa trị

Video 1:


Video 2: Chữa bệnh tiểu đường bằng huyệt

 

Video 3: Bốn bài tập khí công làm hạ đường trong máu sau khi ăn


Diện chẩn: Cách xoa mặt buổi sáng giúp khỏe mạnh, phòng và chữa nhiều bệnh

CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc trân trọng giới thiệu với các bạn cách áp dụng Diện chẩn với phương pháp xoa mặt vào buổi sáng để cơ thể khỏe mạnh, phòng và chữa nhiều bệnh.
Video do Lương y Trần Dũng Thắng hướng dẫn



Chúc các bạn thành công!

Diện chẩn chữa khỏi cận thị một cách hiệu quả

CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc xin giới thiệu một số video hướng dẫn cách chữa cận thị bằng diện chẩn. Với phương pháp này chỉ sau 15 đến 20 ngày là có hiệu quả.
Mời các bạn xem video:
1. Lương y Trần Dũng Thắng giới thiệu




2. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thảo hướng dẫn Diện chẩn bằng phác đồ Hậu Thiên


Trong 6 tháng qua, Bác sĩ Nguyễn Đắc Thảo đã sử dụng phác đồ Hậu thiên chữa thành công nhiều ca Cận thị, Viễn thị. Sau khi đánh xong bộ Hậu thiên chỉ cần lăn kỹ quanh mắt là được. Cái hay là chỉ một bộ huyệt mà chữa được 2 chứng bệnh về mắt. CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc mong cho 3-4 tháng sau không còn ai phải phụ thuộc vào mấy miếng thủy tinh dễ vỡ ấy nữa.

Ứng dụng "Âm dương khí công" trong tiết thực để chữa bệnh

CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc giới thiệu với các bạn video chia sẻ của các học viên đã ứng dụng Âm dương khí công trong tiết thực để chữa bệnh.


Lý thuyết về Âm Dương Khí Công (Phần 1)


CLB Diện chẩn Vĩnh Phúc giới thiệu với các bạn phương pháp thở Âm Dương Khí Công của GS TSKH Bùi Quốc Châu (Bài đăng trên trang dienchan.com):


ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG - MỘT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM TRÍ - KHÍ - LỰC CỦA VIỆT NAM NGUYÊN LÝ: KHÍ BÌNH => TÂM BÌNH; TÂM BÌNH => SÁNG SUỐT. ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG LÀ GÌ ? Âm Dương Khí Công là công phu luyện thở, nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc.
ĐẠI CƯƠNG:
Đây là phép thở được điều khiển bằng "Ý", chứ không phải thở bình thường bằng phổi. Do đó không nên và không cần phải quan tâm đến lượng oxy vào phổi nhiều hay ít , mà chỉ nên quan tâm đến làn hơi tưởng tượng chạy trên hai mạch Nhâm Đốc vào lúc tập thở mà thôi.

Đây là lối thở "Yếm Khí" nên khác với một số lối thở khác, thay vì là thở ÊM, NHẸ, DÀI, SÂU như ở một vài phương pháp khí công, thì ở đây là ÊM, NHẸ, NGẮN, CẠN. Do đó ta không cần cố gắng hít vào cho thật nhiều oxy, hay thở ra cho thật hết khí cacbonic. Trái lại ,nên thở ra hít vào một cách kín đáo vừa phải, nhẹ nhàng như con rùa thở (Qui tức). Tất cả động tác đều buông lỏng tự nhiên, không được gắng sức thái quá, mà phải làm vừa sức. Tuyệt đối tránh mọi cố gắng nào đưa đến mệt nhọc cho cơ thể trong khi thở. Nói khác đi, trong lúc thở hay sau khi tập thở một thời gian (Tối đa là 1 tuần) nếu thấy khoẻ là đúng. Nếu thấy mệt hoặc không có chuyển biến là đã tập sai phương pháp.

Tóm lại, nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là luyện ý để điều tức ,chứ không phải luyện hơi, nên thở nhiều oxy vào là không cần thiết, thậm chí còn sai với phương pháp Âm Dương Khí Công.

Hãy thở như thế nào để người ngoài nhìn vào thấy như không thở (Dụng ý bất dụng lực). Có thể nói thở như không thở mới gọi là thở Âm Dương Khí Công.
·         Nắm vững nguyên lý:Tâm-Ý-Khí-Lực. Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Huyết dẫn Lực.
·         Tuân thủ nguyên tắc: Vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động, sáng tạo.
·         Biện chứng Đông Y: Âm Dương mất quân bình sinh bệnh. Chữa bệnh là điều chỉnh, lập lại quân bình Âm Dương. Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương. Vật cực tắc phản, vật động tắc biến. Nhân thân tiểu thiên địa, thiên nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể. Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông.

Đây là phương pháp thở mà chủ đích của nó là luyện thần kinh cho thật vững chắc, nói cách khác là luyện ý lực, nôm na là luyện cái đầu chứ không phải là luyện cơ bắp hay buồng phổi. Cơ sở của nó là thông qua việc tập trung tư tưởng tạo thành thói quen theo dõi làn hơi chạy trên hai mạch Nhâm Đốc mỗi ngày, các bạn sẽ dần dần có ý lực mạnh. Chính điều này sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh (Ý dẫn Khí , Khí dẫn Huyết, Khí Huyết lưu thông làm cơ thể khoẻ mạnh) và cũng làm hệ thần kinh vững chắc, sáng suốt và nhiều ý chí hơn. Chính thông qua việc luyện ý này, tự ta sẽ điều chỉnh được hai khí Âm Dương trong cơ thể khi cần thiết và làm cho nó được quân bình, mà Âm Dương quân bình thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

Đây cũng là điểm độc đáo của phương pháp Âm Dương Khí Công, vì nó cho phép người tập có thể tăng hay giảm khí Âm hoặc Dương trong cơ thể thông qua việc luyện thở đúng qui tắc , và như thế cũng có nghĩa là cho phép người tập không những tự phòng bệnh mà có thể tự chữa được một số bệnh do mất quân bình Âm Dương gây ra, cũng như tăng cường thể lực, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tươi trẻ, vui vẻ, sống lâu. Ngoài ra , nó còn có thể hỗ trợ cho người tập trong rất nhiều lĩnh vực khác như Thiền (có thể coi nó là phương pháp trợ Thiền rất tốt. Nhiều người tập Thiền đã cho biết nếu thở Âm Dương Khí Công lúc sắp Thiền định, hoặc trong khi Thiền thì sẽ tránh được tình trạng mỏi mệt hoặc hôn trầm khi phải ngồi Thiền lâu, mà lại còn dễ định tâm hơn , khi xả Thiền thấy rất sáng suốt, thoải mái), chơi cờ vua, chơi thể thao (như đánh tennis, bơi lội, đá banh, chạy đua...) ,tập võ thuật ,học hành (học chữ hay học nghề tay chân), thai giáo (giáo dục con cái từ lúc còn trong bào thai), ca nhạc..vv....Cho nên, nếu biết khai thác, vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở này, nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều về mặt thể xác lẫn tinh thần.

HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ
Có 2 cách thở:

CÁCH THỞ 1
1/. Thở đường Dương:(còn được gọi là thở theo Nhâm Mạch)
Giai đoạn 1: Xoa mặt mũi chân tay cho thật tỉnh táo.
Giai đoạn 2: Hít vào thở ra khá sâu vài lượt để tạo trớn (thở tự do).
Giai đoạn 3: Bắt đầu hít vào bằng mũi, hít rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có 1 làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn, chạy dưới da vài mm từ đầu mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3-4 cm nơi Đan Điền - Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây.
LƯU Ý: Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.
Giai đoạn 4: Nín hơi ở Đan Điền độ 5-10 tiếng đếm (đếm thầm) tùy sức của mình. Đồng thời , tập trung tư tưởng ở đó.
Giai đoạn 5: Sau khi nín hơi xong. Bắt đầu tưởng tượng làn hơi khi nãy chạy ngược lên theo đường cũ đến mũi.
Giai đoạn 6: Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và thoải mái vừa phải (lưu ý không được thở hết hơi cacbonic trong phổi ra. Mà trái lại, nên thở nhẹ và ít thôi). Tóm lại , hít vô và thở ra cũng ít mới là đúng.
LƯU Ý: Nếu khó tưởng tượng thì có thể DÙNG ĐẦU NGÓN TAY KÉO TRÊN DA ( từ đầu mũi xuống Khí Hải và sau đó ngược trở lên mũi ) để Ý TƯỞNG nương theo đó mà đi sẽ dễ hơn.

2/. Thở đường âm:(còn gọi là thở theo Đốc Mạch)
Cách thở đường Âm giống cách thở đường Dương ở phần đầu (các giai đoạn 1,2,3 và 4 ) tức là phần hít vào. Nó chỉ khác ở phần thở ra như sau:
Giai đoạn 5: Sau khi xong giai đoạn 4, hãy bắt đầu tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục,vòng xuống luồn qua hậu môn (sẽ cảm giác hậu môn nhíu 1 cái bắt buộc mới đúng), vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (cũng chạy dưới da vài mm, không được cho hơi chạy trong ống cột sống), qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi.
Giai đoạn 6: Đến đây, thở ra nhẹ nhàng, vừa phải bằng mũi (cũng thở ra nhẹ và ít như lúc thở đường Dương )
LƯU Ý: Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng:
Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ở ngực bụng hay tay chân, vì điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng như có nghĩa là sai phương pháp Âm Dương Khí Công. Tóm lại, phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức.

Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên Mạch Đốc, nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại.

Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật, mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Thông thường tưởng tượng từ mũi đến Đan Điền, cũng như từ Đan Điền lên đến mũi (đường Dương) khoảng 1-2 giây, còn từ Đan Điền xuống hậu môn vòng ra sau lưng lên đầu rồi ra mũi (đường Âm) khoảng 3-4 giây. Nhiều người vì không để ý điều này nên tưởng tượng làn hơi đi xuống Đan Điền rất chậm, cho nên có hiện tượng thiếu oxy và rất mệt. Do đó tập hoài không thấy kết quả và tất nhiên sẽ bỏ cuộc.

Trong cả hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghỉ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới được thở ra). Như vậy, trước sau gì cũng có 1 lần hít vào, 1 lần thở ra thôi. Và 2 lần này: 1 hít, 1 thở gọi là 1 đường thở hay 1 lượt thở.

Lúc thở không được tự ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khoẻ mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ: Tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài mm chứ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.

Nhâm Mạch theo châm cứu học là thuộc âm, nhưng đó là THỂ (bản thể) còn sở dĩ ta gọi ở đây là Dương là vì căn cứ vào DỤNG (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến, thì NHÂM Mạch thuộc Âm , khi động nó sẽ biến thành Dương. ĐỐC Mạch thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên NHÂM Mạch) lại cho phản ứng Dương tính và khí thở đường phía sau lưng (trên ĐỐC Mạch) cho lại phản ứng Âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ mà tác giả vừa trình bày ở trên cố tình tác động vào, xuyên tạc sự thật làm cho người khác sợ mà không dám tập.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu